Khi cầm vé máy bay trên tay, nhiều người trong số chúng ta chỉ kiểm tra những thông tin cơ bản như họ tên, ngày sinh, chỗ ngồi, cổng ra và giờ cần có mặt để lên máy bay,…Nhưng trên tấm vé đó còn nhiều ký hiệu quan trọng không kém mà không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của chúng. Có thể đem đến nhiều ưu đãi cho hành khách, hoặc cảnh báo về những “rủi ro” trên chuyến bay. Nắm vững cách giải mã của những ký hiệu trên đoạn code sẽ đảm bảo lợi ích và quyền lợi khi bay cho bạn.
1. Code vé máy bay là gì?
2. Những ký tự trên code máy bay
2.1 SSSS
Khách có thể thấy SSSS được in trên thẻ lên máy bay nếu đang đi du lịch trong nước Mỹ, là từ viết tắt của “Lựa chọn sàng lọc an ninh thứ cấp”. Trên vé máy bay xuất hiện dòng chữ này nghĩa là hành khách đã được Cục Quản lý An ninh Vận tải (TSA) và Bộ An ninh Nội địa Mỹ lựa chọn để kiểm tra an ninh bổ sung.
2.2 Ký hiệu Y hoặc B
Trên code đặt chỗ, hành khách có cơ hội được nâng cấp chỗ ngồi miễn phí, lên khoang hạng cao hơn. Chữ cái Y hoặc B trên code có ý nghĩa là vé máy bay của bạn đã được trả tiền đầy đủ, bạn sẽ được nâng hạng nếu khoang đó còn trống. Hành khách có thể gọi điện đến hãng hàng không để kiểm tra tình trạng chỗ ngồi trước 24 giờ khi chuyến bay cất cánh để được áp dụng đặc quyền nâng hạng vé miễn phí.
2.3 PNR
PNR là mã 6 ký tự gồm số và chữ cái. Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ Pegasus giải thích PNR nghĩa là Tham chiếu đặt chỗ hay định danh nội bộ của một hãng hàng không cho chuyến bay. Các ký tự này được tạo bởi hệ thống máy tính hãng bay, không phải từ đại lý du lịch. Hành khách chỉ nhìn thấy 6 ký tự này khi hãng xác nhận yêu cầu đặt chỗ thành công.
Nó được nhân viên hàng không sử dụng để truy cập vào hệ thống, nắm được thông tin đặt chỗ cũng như yêu cầu bổ sung của khách như có cần hỗ trợ đặc biệt hay không.
2.4 See Agent
cụm từ “See Agent” xuất hiện trên vé có thể ngầm xác nhận khách chưa được chỉ định chỗ ngồi trên chuyến bay. Khách cần nói chuyện với nhân viên tại sân bay để được sắp xếp. Điều đó cũng có nghĩa là khách sắp bay trên một chuyến bay liên danh (chuyến bay được khai thác bởi một hãng hàng không khác với hãng đặt vé).
Dòng chữ này cũng cho biết khách có thể cần xuất trình giấy tờ cho nhân viên xuất nhập cảnh, như thị thực du lịch. Nếu chuyến bay đã bán quá số vé, nhân viên soát vé có thể yêu cầu khách tình nguyện bay chuyến muộn hơn.
2.5 SEQ
Một trong những mật mã thú vị nhất trên thẻ lên máy bay chính là SEQ XXX, biểu thị thứ tự hành khách làm thủ tục lên chuyến bay. Nhiều khách bay thường xuyên đã nỗ lực hết sức để có được con số SEQ 001 (hành khách đầu tiên làm thủ tục check-in) đáng mơ ước.
2.6 S/O
Nếu chuyến bay cần nối chuyến hoặc quá cảnh, thẻ lên máy bay có thể chứa mã S/O. Nếu điểm quá cảnh nhiều hơn vài tiếng, S/O có thể được thay bằng mã SPTC.
2.7 Flight number
Số hiệu chuyến bay đại diện cho chuyến bay cụ thể khách sẽ bay, thường xuất hiện dưới dạng hai chữ in hoa và 3-4 số. Vé máy bay có ký hiệu VJ453, nghĩa là khách sẽ bay trên chuyến bay mang số hiệu 453 của hãng Vietjet Air.
2.8 Mã sân bay
Các mã ba chữ cái này đề cập đến sân bay khởi hành và đến của hành khách. HAN là sân bay Nội Bài còn SNG là chỉ sân bay Tân Sơn Nhất.
2.9 Số ghế
Seat hay số ghế để chỉ chỗ ngồi của hành khách, thường biểu thị bằng tổ hợp chữ cái và số. Nếu vé có ký tự 12A nghĩa là hành khách ngồi hàng ghế số 12, ghế A.
2.10 Barcode
Barcode hay mã vạch, thường xuất hiện phía dưới, bên phải thẻ lên máy bay. Nhân viên hãng bay sẽ quét mã này để kiểm tra thông tin hành khách. Mã vạch này thường được gọi là BCBP, quét tại nhiều điểm khác nhau ở sân bay, gồm cả cổng lên máy bay và có tác dụng đẩy nhanh quá trình lên máy bay của hành khách.