Trên một chuyến bay, độ cao 10.000 mét là một không gian khá đặc biệt đối với mỗi quan hệ giữa hành khách và tiếp viên hàng không. Bởi đó, một tình huống căng thẳng như cơn giận của hành khách có thể nhanh chóng leo thang và ảnh hưởng đến an toàn chuyến bay. Vì vậy, kỹ năng xử lý tình huống không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là một “vũ khí” đắc lực cho tiếp viên hàng không. Kỹ thuật L.E.A.P đã ra đời như một phương pháp hiệu quả để giải quyết những tình huống như vậy.
1. L.E.A.P là gì?
L.E.A.P là viết tắt của 4 giai đoạn trong quy trình xử lý tình huống căng thẳng với hành khách:
-
Listen (Lắng nghe): Lắng nghe một cách chân thành và tập trung.
-
Empathise (Đồng cảm): Thể hiện sự thấu hiểu và chia sẻ cùng hành khách.
-
Ask (Hỏi han): Đặt câu hỏi mở để tìm hiểu nguyên nhân vấn đề.
-
Paraphrase (Diễn giải): Tóm tắt lại những gì hành khách nói để xác nhận sự thấu hiểu.
2. Chi tiết từng giai đoạn của kỹ thuật L.E.A.P
2.1. Listen (Lắng nghe): Chìa khóa xoa dịu cơn giận
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng trong tình huống căng thẳng, đây là bước quan trọng nhất. Tiếp viên cần tập trung lắng nghe một cách chân thành, không ngắt lời hành khách. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng để tạo sự tin tưởng.
Theo cựu tiếp viên hàng không Marika Mikusova, khi hành khách đang ngồi, tiếp viên nên khom người xuống để ngang tầm mắt với họ, tạo cảm giác gần gũi và tôn trọng. Động tác nhỏ như gật đầu khi lắng nghe không chỉ giúp xoa dịu cơn giận, mà còn giúp tiếp viên dễ kiềm soát tình huống.
2.2. Empathise (Đồng cảm): Thể hiện sự thấu hiểu
Sau khi lắng nghe, bước tiếp theo là thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm với hành khách. Ngôn ngữ cơ thể của tiếp viên nên mở, tránh các hành động như khoanh tay hoặc nhìn chằm chằm, vì điều này có thể khiến hành khách cảm thấy bị đối đầu. Đồng cảm giúp hành khách biết rằng tiếp viên thực sự quan tâm đến họ và vấn đề của họ.
2.3. Ask (Hỏi han): Tìm hiểu nguyên nhân
Khi cơn giận đã dần nguôi nhờ bước đồng cảm, tiếp viên có thể chuyển sang giai đoạn hỏi han để tìm hiểu cấp độ vấn đề. Việc đặt câu hỏi mở như “Điều gì đã xảy ra?” hoặc “Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?” khuyến khích hành khách chia sẻ chi tiết hơn. Điều này không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mà còn giúp tiếp viên hiểu rõ ngọn ngành sự việc.
2.4. Paraphrase (Diễn giải): Xác nhận sự thấu hiểu
Tóm tắt lại những gì hành khách đã nói là bước quan trọng để họ cê nấm rằng bạn thực sự lắng nghe và hiểu vấn đề. Trong quá trình diễn giải, nếu hành khách gật đầu đồng ý hoặc chính sửa lại, điều này chứng tỏ rằng sự giao tiếp đã đạt hiệu quả.
3. Hiệu quả của L.E.A.P và thách thức đối với tiếp viên
Kỹ thuật L.E.A.P được áp dụng rộng rãi trong ngành hàng không vì tính hiệu quả trong việc xử lý tình huống căng thẳng. Hành khách sau khi được lắng nghe và chia sẻ thường cảm thấy thoải mái và hợp tác hơn. Tuy nhiên, với tiếp viên, đây là một thử thách vì họ phải gánh chịu căng thẳng từ các cơn giận của hành khách trong một không gian chật hẹp.
Ngoài ra, việc xử lý hành khách hung hăng hoặc có xu hướng bạo lực đòi hỏi nhân viên hàng không phải rành ròi và quyết đoán. Trong những tình huống nguy hiểm, cơ trưởng có thể quyết định hạ cánh khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho toàn bộ chuyến bay.
Kỹ thuật L.E.A.P là một công cụ hữu ích giúp tiếp viên hàng không xử lý hiệu quả những tình huống căng thẳng với hành khách. Nó không chỉ giúp xoa dịu cơn giận mà còn ngăn chặn những hành vi tiêu cực có thể gây nguy hiểm cho chuyến bay. Đây là một ví dụ điển hình về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống trong ngành dịch vụ hàng không.