Đối với các bậc cha mẹ khi mang theo con nhỏ trong các chuyến đi đều có những mối lo lắng nhất định. Trong đó việc lựa chọn chỗ ngồi sao cho phù hợp là điều được nhiều hành khách quan tâm. Do thay đổi môi trường, trẻ nhỏ rất dễ quấy khóc do cảm giác khó chịu. Vì vậy, khi đưa con theo, nhiều phụ huynh muốn chọn trước chỗ ngồi hợp lý nhất.
1. Trẻ em nên ngồi ở đâu khi đi máy bay?
Thông thường, các bé dưới 2 tuổi khi đi máy bay sẽ được bố mẹ bế ngồi trên đùi trong suốt chuyến bay. Các hãng hàng không cũng cho phép trẻ dưới 2 tuổi ngồi trong lòng bố mẹ. Với những trường hợp này, hãng hàng không sẽ phát thêm dây an toàn phụ cho phụ huynh để có thể thắt cho trẻ nhỏ. Theo đó, để bảo đảm an toàn cho vé, phụ huynh nên thắt dây trong suốt chuyến bay, trừ khi đi vệ sinh.
Tuy nhiên, theo Sara Nelson, Chủ tịch quốc tế của Hiệp hội Tiếp viên hàng không cho biết, việc để con ngồi trong lòng bố mẹ có thể gây nguy hiểm cho bé. Trong nhiều trường hợp, khi máy bay đi qua vùng nhiễu động và rơi từ độ cao hơn 12.000m trong tích trắc. Điều này khiến bố mẹ khó ôm chặt đứa con của mình.
Bên cạnh đó, tình trạng nhiễu loạn ở một số điểm cũng có thể dẫn đến hiện tượng rơi vãi hành lý xách tay trong ca bin. Vì vậy, nếu con nằm trong lòng bạn, bạn sẽ khó lòng giữ bé an toàn.
Để ngăn ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra, bạn nên mang theo ghế ngồi cho trẻ trên ô tô có chiều rộng không quá 45cm. Tốt nhất, bố mẹ nên báo với hãng hàng không rằng mình đi cùng trẻ em, trao đổi về việc cung cấp các thiết bị an toàn. Nhiều hãng phát thêm dây an toàn phụ, ghế nôi cho bé ngủ trong suốt chuyến bay.
Đối với trẻ em trên hai tuổi, các hãng hàng không luôn yêu cầu cha mẹ phải mua ghế riêng. Ở độ tuổi này, trẻ đã lớn và có thể bị thương nếu ngồi vào lòng bố mẹ khi máy bay gặp sự cố.
Vậy nếu trẻ lớn hơn 2 tuổi thì nên ngồi ở đâu khi đi máy bay? Rebecca Love, người đã làm việc cho Virgin Atlantic được 8 năm, cho biết chỗ ngồi tốt nhất cho trẻ em ở hạng phổ thông là hàng ghế đầu tiên gần vách ngăn, cửa sổ hoặc gần nhà vệ sinh.

Đối với trẻ em trên hai tuổi, các hãng hàng không luôn yêu cầu cha mẹ phải mua ghế riêng. Ở độ tuổi này, trẻ đã lớn và có thể bị thương nếu ngồi vào lòng bố mẹ khi máy bay gặp sự cố.
Vậy nếu trẻ lớn hơn 2 tuổi thì nên ngồi ở đâu khi đi máy bay? Rebecca Love, người đã làm việc cho Virgin Atlantic được 8 năm, cho biết chỗ ngồi tốt nhất cho trẻ em ở hạng phổ thông là hàng ghế đầu tiên gần vách ngăn, cửa sổ hoặc gần nhà vệ sinh.
Ở hai vị trí đầu tiên, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, chúng có thể di chuyển xung quanh mà không làm phiền người khác, hoặc ngủ ngon hơn. Ghế cạnh cửa sổ sẽ giúp trẻ phân tâm, mải nhìn ngắm bầu trời và do đó, chúng sẽ ngồi yên hơn các vị trí khác.
Những gia đình có nhiều con cái và lũ trẻ thường gây ồn ào, nên tránh đặt các chuyến bay buổi đêm.
2. Trẻ em bao nhiêu ngày tuổi được đi bay?
Theo khuyến cáo của các bác sỹ nhi khoa, trẻ em từ 2-3 tháng tuổi mới nên cho đi máy bay. Khi đó, hệ thống miễn dịch của bé mới phát triển, đủ sức chống lại được những sự thay đổi của môi trường lạ. Điều mà bé phải đối mặt là không khí khép kín trong khoang máy bay, nơi có nhiều vi khuẩn lạ.

Nếu cần thiết phải đi máy bay sớm, hãy cho em bé đi khám sức khỏe trước đó hai tuần và chỉ nên cho bay sớm trong trường hợp trẻ sinh đủ tháng. Những em bé sinh non có sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp.
Thông thường, các hãng hàng không sẽ không cho phép em bé dưới 1 tuần tuổi bay mà không có bác sỹ đi kèm.
Bamboo Airways từ chối vận chuyển trẻ sơ sinh dưới 14 ngày tuổi để đảm bảo an toàn cho hành khách và cả chuyến bay. Số lượng trẻ sơ sinh tối đa trên mỗi chuyến bay là 16 bé.
Còn hãng hàng không Vietjet chấp nhận vận chuyển trẻ sơ sinh từ 14 ngày tuổi trở lên, sinh đủ tháng và có sức khỏe bình thường. Nếu trẻ sinh non, đang mắc các bệnh lây nhiễm hoặc có vấn đề sức khỏe khác, cha mẹ hoặc người đi cùng cần xuất trình giấy xác nhận sức khỏe của trẻ tại sân bay.
Vietnam Airlines chấp nhận cho trẻ từ 7 ngày tuổi đi máy bay nhưng không chấp nhận trẻ sơ sinh không đảm bảo sức khỏe hay nuôi trong lồng kính.
Mỗi người lớn chỉ được đi cùng một trẻ sơ sinh và phải mang theo một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng sinh cho trẻ dưới 1 tháng tuổi hoặc giấy khai sinh/giấy xác nhận được tổ chức xã hội nuôi dưỡng.