Melbourne từng là thành phố giàu nhất Thế giới, giá điện cực kỳ mắc, nhiều loại động vật kỳ lạ, người dân uống rất nhiều bia,… là những điều khách du lịch Úc có thể chưa biết về đất nước xinh đẹp.
Đặc trưng văn hóa Australia
Úc là một đất nước đa văn hóa với nhiều dân tộc sống hòa hợp với nhau. Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa những giá trị truyền thống lâu đời của người bản địa và ảnh hưởng bên ngoài của những người di cư. Những người thổ dân bản địa Úc đã sinh sống trên nước Úc ít nhất là 40 nghìn năm, thậm chí có thể lên tới 60 nghìn năm. Vì thế, họ đã gìn giữ một trong những truyền thống văn hóa lâu đời nhất thế giới. Đây cũng là nền văn minh cổ đại nhất trên Trái Đất.
Những người di cư đến Úc đã làm phong phú hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống nơi đây, từ kinh doanh đến nghệ thuật, từ nấu ăn đến hài kịch, từ khoa học đến thể thao. Và họ cũng dần thích nghi với một nước Úc khoan dung, thân thiện và một xã hội theo chủ nghĩa quân bình rộng khắp.
Văn hóa bản địa Australia – nền văn minh cổ đại nhất trên TG.
Ngày nay, để tôn vinh sự đa dạng và phong phú, những ngày hội đa văn hóa (Multi-cultural festivals) đã được tổ chức ở nhiều nơi trên nước Úc với những quy mô lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt ở các trường đại học. Ở quy mô lớn hơn, đó là những lễ hội văn hóa truyền thống của các nước được người dân Úc đến từ các quốc gia khác nhau tổ chức, và có những lễ hội có tầm vóc lớn, thu hút hàng trăm nghìn người tham gia, như lễ hội Trung thu ở Cabramatta, Lễ hội đèn lồng Việt Nam ở Melbourne, hay tết âm lịch của người Trung hoa…
Có thể bạn chưa biết: 24 sự thật thú vị về đất nước chuột túi!
1. Chiều rộng của Úc ngang ngửa với khoảng cách từ London, Anh chạy một mạch tới Moscow, Nga.
2. Anna Creek Station, trang trại chăn nuôi gia súc có diện tích lớn nhất thế giới, rơi vào cỡ 24.000 km2 nằm ở phía nam nước Úc thậm chí còn to hơn cả diện tích quốc gia của Isarel ( nước này có diện tích 20.800 km2). Ở đây trước chăn nuôi cừu là chủ yếu, tuy nhiên sau khi bị bè lũ Dingo ( một loại chó hoang tại Úc) ghé thăm, mỗi ngày “làm tí” thì giờ đây người ta chuyển hẳn sang chăn nuôi đủ các loại gia súc cho đỡ… phí.
3. Có thể coi độ rải rác dân cư của Úc là hình trăng khuyết, bởi người dân chỉ sống trong khu vực không quá 50 km tính từ bờ biển vào mà thôi. Cả diện tích phía bên trong đất nước này là sa mạc chẳng ai dám ở.
4. Ngày xửa ngày xưa, tức năm 1880, thành phố giàu có nhất thế giới chính là Melbourne.
Melbourne – thành phố đáng sống nhất Thế giới
5. Úc cũng là một trong những kẻ tiên phong trong việc bình đẳng hóa giới tính trên thế giới khi là quốc gia thứ 2 cho phép phụ nữ được phép bầu cử. Vị trí tiên phong thuộc về hàng xóm của Úc, tức New Zealand.
6. Cũng bởi đặc thù địa lý với diện tích sa mạc quá lớn, độ phân bố dân cư trung bình tại Úc là rất thưa thớt. Trong khi thành phố Bangladesh đạt được chỉ số 985 người/km2 thì ở Úc chỉ là 2.6 người/km2, ít hơn tới gần 500 lần.
7. Giá điện ở Việt Nam vẫn còn rẻ chán, vị trí quán quân trong giá bán lẻ điện phải là Úc cơ.
8. Lực lượng nguy hiểm và đông đảo nhất trong khu vực lãnh thổ bên trong của Úc chính là lũ lạc đà hoang dã. Bọn này vô kỷ luật và đầu gấu đến nỗi chính phủ Úc phải đưa ra một chương trình trị giá 19 triệu USD ( khoảng hơn 430 tỷ đồng) để đưa lũ động vật có bướu này vào khuôn khổ. Và cũng nhờ đám “tài nguyên” dồi dào này, Úc đã trở thành “bạn hàng thân thiết” của Ả Rập Saudi, liên tục xuất khẩu lạc đà lấy thịt cho ông lớn dầu mỏ.
9. Nước Úc sở hữu một dãy hàng rào dài nhất thế giới, tận 5.614 km chiều dài. Bức “tường thành” này được xây để ngăn không cho bọn chó hoang Dingo thâm nhập vào khu vực đất màu mỡ của người dân.
10. Trước khi có sự xuất hiện của con người, Úc đã từng là mái nhà cho các thể loại “dị thú”: chuột túi cao 3 mét, kỳ đà dài 7 mét và cả những con vịt to bằng ngựa.
11. Nếu mỗi ngày bạn định đi thăm thú một bãi biển mới tại Úc thì ước tính bạn sẽ dành hết cả 27 năm trời lang thang trên các bãi biển mà chẳng được tích sự gì trong đời. Nói thêm cho bạn biết, trước năm 1902 mà đi bơi biển vào ban ngày là bị phạt tù đấy.
12. Số lượng cừu mà Úc sở hữu thậm chí còn nhiều hơn gấp 3.3 lần số dân cư đang sinh sống tại quốc gia này.
13. Mối nguy hiểm tiềm tàng khi tới chơi biển ở Úc là loài sứa hộp. Loài động vật không xương loe ngoe này giết chết còn nhiều người hơn cả cá mặt quỷ, cá mập và cá sấu cộng lại.
14. Dân Úc nổi tiếng là “bợm nhậu” trên thế giới, mỗi người dân ở đây trung bình uống khoảng 96 lít bia mỗi năm. Đây cũng là một phần lý do mà 63% dân số Úc bị thừa cân.
15. Mặt khác, quốc gia này cũng được xếp hạng nhì trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển con người HDI.
16. Đến Úc, đừng có theo thói nhà mà đi dạo lung tung, ở đây đi bộ về phía bên tay phải là “ăn chưởng” ngay lập tức đấy, đừng đùa.
17. Suốt 3 năm trời, Melbourne luôn được gọi tên trong danh sách những thành phố đáng sống nhất thế giới. Kể cũng đúng, nổi tiếng với hương vị cà phê không chê đâu được, âm nhạc nghệ thuật phát triển, lại còn không gian thoáng mát, “view” đẹp như thế cơ mà.
18. Nếu tất cả những mái buồm trên nhà hát Sydney được ghép lại, kết quả đạt được sẽ là một hình cầu tuyệt đối không hở lỗ nào. Ít ai biết rằng tòa kiến trúc độc đáo này được truyền cảm hứng khi kiến trúc sư đang ăn… một quả cam.
19. Khoảng 1/5 những máy đánh bạc trên thế giới “hội tụ” tại Úc. Người dân nước này cũng được biết tới là những đại gia mát tay chi nhiều tiền cho việc cờ bạc nhất trên hành tinh.
Người Úc rất thích uống bia và chịu chi cho cờ bạc.
20. Lời khuyên thật lòng cho ai sợ gián là đừng đến thành phố Brisbane vào dịp 26/01. Bởi đây được biết đến là ngày diễn ra cuộc thi “Đua gián toàn quốc Úc”. Sự kiện này được tổ chức lần đầu vào năm 1982 với cái tên “Soft Cocky”, các “thí sinh” gián sẽ được người tham gia mang tới thi, hoặc có thể mua ngay tại quầy trong khu vực. Nói chung là ở Việt Nam có chọi dế, thì bên này người ta đi đua gián.
21. Có một quán bar dành cho gay ở Melbourne đã “xuất sắc” thắng cuộc trong việc đưa ra chính sách cấm cửa phụ nữ vào quán, bởi các “mỹ nam” trong quán cảm thấy khó chịu với sự xuất hiện của cánh chị em.
22. Năm 1975, Úc trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị, dẫn đến việc đóng cửa chính phủ. Việc này chỉ kết thúc khi Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị phải ra mặt, chỉ thị sa thải tất cả đội ngũ chính khách, “làm lại từ đầu” với nước Úc.
23. Một cuộc tranh luận bầu cử trên truyền hình giữa nữ thủ tướng Julia Gillard và lãnh đạo Liên đảng tự do Tony Abbott năm 2010 ở nước này đã phải dời lịch phát sóng nhường sóng cho vòng chung kết cuộc thi Masterchef.
24. “Đặc sản” của Úc ngoài chuột túi còn có Koala- đối trọng của gấu trúc Trung Quốc, và chim Cầm Điểu, còn có tên gọi là Chim Đàn Lia. Loài chim này có khả năng hót tận 20 giọng.