Cứ tới độ tuổi 20, những chàng trai cô gái tại Nhật Bản sẽ háo hức tham gia Ngày lễ trưởng thành – Seijin shiki. Đây là ngày lễ có ý nghĩa, đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản thông qua ngày lễ này trong bài sau.
Văn hóa Nhật Bản thông qua Ngày lễ trưởng thành
Lịch sử ngày lễ trưởng thành
Ngày lễ trưởng thành đã được tổ chức tại Nhật Bản từ năm 714 Sau Công Nguyên, khi một vị hoàng tử trẻ được mặc áo choàng mới và thay đổi kiểu tóc để đánh dấu bước đi của mình vào tuổi trưởng thành. Ngày lễ được thành lập lần đầu vào năm 1948 và được tổ chức mỗi năm vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch được làm ngày lễ trưởng thành nhưng sau khi người Nhật bỏ lịch âm thì đổi thành ngày 15 tháng 1 dương lịch. Vào năm 2000 ngày Happy Monday là luật sửa đổi về ngày nghỉ quốc gia, cho phép chuyển một số ngày lễ quốc gia sang ngày thứ 2, kết hợp với thứ bảy và chủ nhật để người dân có 3 ngày nghỉ liên tiếp. Và ngày lễ trưởng thành cũng đã được chuyển sang ngày thứ hai tuần thứ hai của tháng Một.
Nghi lễ trưởng thành trong quá khứ
Genpuku hoặc genbuku đã từng là nghi lễ trưởng thành trong quá khứ của Nhật Bản. Để đánh dấu lối đi vào cuộc đời mới của thanh thiếu niên. Họ được đưa tới các điện thờ của tổ tiên sáng lập ra gia tộc. Ở đó họ sẽ được tặng bộ quần áo người lớn đầu tiên và kiểu tóc bé trai của họ sẽ được đổi thành kiểu tóc người lớn. Trong thời đại Muromachi, nó dần dần lan rộng ra khắp nơi nước Nhật.Nghi lễ tương tự dành cho phụ nữ được gọi là mogi được thực hiện cho thiếu nữ và có nhiều điểm tương đồng
Tại Nhật Bản hiện tại, những nghi lễ này đã được thay bằng nghi lễ trưởng thành cho người 20 tuổi của cả hai giới được gọi là Seijin shiki, hoặc bởi một nghi lễ được tổ chức tại các trường học và tuyên bố mục tiêu của họ trong tương lai.
Những nghi thức cổ xưa
Phong tục chúc mừng vào ngày lễ trưởng thành đã tồn tại từ rất lâu đời. Con trai thể hiện việc đã trưởng thành bằng cách tết tóc hoặc đội mũ eboshi, thay đổi trang phục. Bên cạnh đó phong tục đổi tên từ tên ấu thơ sang tên eboshi cũng rất phổ biến (Lễ genbuku-eboshi). Con gái thì có các nghi lễ như “mogi” tức là khoác lên mình bộ y phục có tà áo dài trải từ hông xuống, lễ kamiage (vấn cao tóc) lễ kane (nhuộm đen răng) được coi là những nghi lễ trưởng thành.
Đội mũ eboshi cho người trưởng thành
Ngoài ra, không chỉ đối với người có địa vị cao như những gia đình quý tộc, nghi thức trưởng thành cũng được những người dân nông thôn ở các vùng miền khác nhau tổ chức theo cách riêng của mình.
Từ thời Minh Trị, nam giới buộc phải thực hiện nghĩa vụ đi lính. Để có thể tham gia vào quân ngũ thì cần phải tham gia vào một cuộc kiểm tra tuyển quân. Cuộc kiểm tra tuyển quân này mang ý nghĩa như một tiêu chuẩn của lễ trưởng thành. Sau chiến tranh, không còn nghĩa vụ đi lính nữa, mà tổ chức nghi lễ trưởng thành thanh thiếu niên đủ 20 tuổi.
Lễ trưởng thành trong văn hóa Nhật Bản hiện đại
Đây là lễ truyền thống văn hóa của người Nhật Bản có từ hàng chục năm nay, cô gái, chàng trai ở độ tuổi 20 tại nước mặt trời mọc tham gia vào nghi lễ trưởng thành.
Nghi lễ trưởng thành thường được tổ chức vào sáng sớm tại văn phòng địa phương của thành phố. Tất cả những người thành niên, người mà đã sang 20 tuổi và những người dân thường trú cùng địa phương được mời đến dự nghi lễ. Những viên chức chính phủ sẽ đọc bài phát biểu và những món quà nhỏ sẽ được phát cho những người trưởng thành.
Trong ngày lễ nhiều phụ nữ mặc Furisode (là một loại Kimono với tay áo trải dài ), còn người con trai mặc bộ Kimono sẫm màu với Hakama.Vì Kimono là quốc phục của người Nhật Bản và trở thành biểu tượng của đất nước mặt trời mọc, được biết người Nhật mặc kimono tối thiểu 4 lần trong cuộc đời đó ngày còn thiếu nhi, lễ trưởng thành, kết hôn và lễ tang. Họ cho rằng đây là dịp đặc biệt trong cuộc đời để họ có thể mặc chiếc kimono đăc trưng của người Nhật.
Ở Nhật Bản, Lễ trưởng thành là một trong những quốc lễ quan trọng, dành cho những cô cậu bước vào tuổi 20, với những bước ngoặt lớn trong đời được như quyền tham gia bỏ phiếu, được hút thuốc, được uống rượu…và đánh dấu trách nhiệm của họ với xã hội. Người Nhật nói rằng, đây là một dịp hiếm hoi để họ có thể trông thấy hàng nghìn cô gái, chàng trai hiện đại của đất nước mình mặc trang phục truyền thống, rạo bước trên đường, làm cho phố xá đầu năm thêm rực rỡ, rộn ràng…
Sau nghi lễ, những người thành niên đã trở thành người lớn thường ăn mừng theo nhóm hoặc gia đình bằng cách ăn mừng như là buổi party. Những người trưởng thành viết điều ước cho tuổi mới của mình lên giấy, và chúng sẽ được treo trên để mọi người cùng chia sẻ. Sau đó các bạn ấy có thể chụp hình với bạn bè, trò chuyện gia đình.
Ngày trưởng thành là ngày tiến hành các nghi thức trưởng thành nhằm giúp cho các bạn ý thức rằng đã hết thời kỳ trẻ con – thời kỳ được bố mẹ và những người lớn xung quanh bao bọc, để bước vào đời sống tự lập và tham gia vào xã hội của người lớn. Là cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của một con người. Thông qua buổi lễ này thanh thiếu niên đã chứng minh rằng họ là thành người lớn một người trưởng thành và được hưởng quyền lợi mà họ cần có trong cuộc sống này. Họ tự ý thức, chủ động được việc mà mình cần phải làm, khẳng định mọi người xung quanh là mình đã lớn và có thể quyết định mọi việc trong đời.