Văn hóa của người Hàn Quốc có rất nhiều ngày lễ quan trọng và mỗi dịp lễ như thế đều có những món ăn đặc trưng khác nhau. Ví dụ như trong ngày Samchil, món ăn không thể thiếu chính là canh rong biển.
Những ngày lễ quan trọng và món ăn đặc trưng tại Hàn Quốc
Từ xa xưa Hàn Quốc đã có Quan Hôn Tang Tế lễ gọi là Tứ lễ. Ở Hàn quốc mỗi khi có những dịp lễ như thế này hoặc khi trong gia đình có các ngày lễ như Begil (lễ mừng 100 ngày tuổi của các cháu bé), Dol (lễ mừng sinh nhật đầu tiên của các cháu bé) sinh nhật, Hoekap (sinh nhật lần thứ 60) thì đều chuẩn bị những món ăn Hàn Quốc phù hợp với từng nghi lễ.
Ngày Samchil
Ngày thứ 21 sau khi em bé được sinh ra gọi là ngày Samchil. Vào ngày này, gia đình và bạn bè sẽ đến thăm để chào mừng sự ra đời của một trẻ sơ sinh và an ủi người mẹ sau khi sinh. Canh rong biển (miyeok – guk) sẽ được nấu phục vụ cho người mẹ.
Baekil
Baekil là dịp đánh dấu 100 ngày sau khi em bé được sinh ra. Tại buổi lễ Baekil, một chiếc bàn được đặt một bát cơm trắng, canh rong biển và rau xanh. Bánh bao hạt kê dẻo phủ bột đậu đỏ và bánh gạo hình nửa mặt trăng (songpyeon) với năm màu sắc khác nhau cũng được chuẩn bị. Trong ngày này, thực phẩm chúc mừng nên được chia sẻ với người khác. Đặc biệt người ta tin rằng, bánh gạo chuẩn bị cho lễ Baekil nên được chia cho một trăm gia đình để cầu mong cho em bé có sức khỏe tốt và tuổi thọ.
Ngày sinh nhật đầu tiên
Vào ngày sinh nhật đầu tiên của em bé, mọi người sẽ cầu nguyện cho em bé về tuổi thọ, may mắn và thành công. Một bộ trang phục mới được may cho em bé và một chiếc bàn với các loại bánh gạo khác nhau và trái cây. Một bát cơm trắng và một bát canh rong biển sẽ được chuẩn bị cho em bé, cùng với rau xanh và trái cây cũng được phục vụ. Bánh gạo trắng hấp và bánh bao hạt kê là phần thiết yếu của lễ kỉ niệm. trái cây được chọn để tạo ra một sự sắp xếp đầy màu sắc.
Lễ cưới
Lễ cưới là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của một người. Theo truyền thống gia đình chú rể sẽ gửi một hộp có chứa chaedan (quà cưới của gia đình chú rể gửi cho gia đình cô dâu) trước khi đám cưới và một lời thề hôn nhân bằng văn bản, hộp này được gọi là ham. Ngay khi ham được gửi đến nhà cô dâu, nó được đặt trên một nồi hấp bánh gạo có bongchaetteok (bánh gạo dẻo hấp rắc bột đậu đỏ) được chuẩn bị bên trong.
Sau khi kết thúc hôn lễ cô dâu phải chuẩn bị bàn lễ gọi là “pyebaek” coi như lời chào đầu tiên với bố mẹ chú rể, trên bàn có pion đô và thịt bò, deju (táo đỏ).
Sinh nhật lần thứ 60
Đến tuổi 60 người ta gọi là “hoegap”, trong lễ hoegap mừng bố mẹ người ta dùng bánh nếp (ttok), hoa quả, bánh kẹo… Một bàn thức ăn chất cao được chuẩn bị cho bữa tiệc sinh nhật thứ sáu mươi, được gọi là gobaesang (một bàn được chất cao). Trái cây tươi, cá chiên, thịt bò khô, cá, bánh gạo, bánh nướng truyền thống Hàn Quốc và nhiều loại thực phẩm khác được chất cao 30-60 cm, sau đó được đặt trong 2-3 hàng đầy màu sắc.
Lễ giỗ
Những nghi lễ được tổ chức bởi con cháu để tưởng nhớ người quá cố. Hàn Quốc tổ chức các nghi lễ vào ngày giỗ của tổ tiên, ngày đầu năm mới, và lễ Chuseok (lễ tạ ơn của Hàn Quốc) để bày tỏ lòng biết ơn đối với sự phù hộ của tổ tiên và để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên. Các loại thực phẩm chuẩn bị cho những nghi lễ này không cầu kì. Vào ngày đầu năm mới, tteokguk (canh bánh gạo thái lát) được chuẩn bị, và vào ngày lễ Chuseok, canh khoai môn và songpyeon được phục vụ. Các loại món ăn và sắp xếp của họ khác nhau theo từng gia đình và theo khu vực. Các thực phẩm thông thường bao gồm đồ uống có cồn, trái cây (cả tươi và khô), thịt bò khô, và cá. Một lần nữa, bánh gạo là một loại thực phẩm tiêu chuẩn được chuẩn bị với bột đậu xanh hoặc bột đậu đỏ được rắc phía trên.
Tóm lại, ẩm thực Hàn Quốc cả trong bữa ăn hàng ngày lẫn các dịp lễ quan trọng xét cho cùng vẫn hướng đến mong muốn của con người đó là cầu mong sức khỏe, sự may mắn, thịnh vượng và thành công trong cuộc sống.